A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tại sao bề mặt lớp sơn chống thấm bị phồng rộp và cách xử lý?

Chắc chắn những anh em đã thi công chống thấm gốc Polyurethane đã từng hoặc sẽ gặp vấn đề này. Đó là sau khi thi công không lâu, bề mặt sơn chống thấm sẽ bị nổi phồng nên như lớp da bị bỏng nhiệt. Khi đó, chủ đầu tư hoặc nhà thầu mẹ sẽ bắt chúng ta phải sửa chữa đến khi nào được thì thôi. Và dĩ nhiên, chúng ta sẽ bị lỗ nặng vì đơn giá PU rất cao.

Tại sao bề mặt lớp sơn chống thấm bị phồng rộp và cách xử lý?

Bề mặt chống thấm polyurethane bị phồng rộp là tại sao và cách xử lý thế nào?
Bề mặt chống thấm polyurethane bị phồng rộp là tại sao và cách xử lý thế nào?

Chắc chắn những anh em đã thi công chống thấm gốc Polyurethane đã từng hoặc sẽ gặp vấn đề này. Đó là sau khi thi công không lâu, bề mặt sơn chống thấm sẽ bị nổi phồng nên như lớp da bị bỏng nhiệt. Khi đó, chủ đầu tư hoặc nhà thầu mẹ sẽ bắt chúng ta phải sửa chữa đến khi nào được thì thôi. Và dĩ nhiên, chúng ta sẽ bị lỗ nặng vì đơn giá PU rất cao.

Để tránh xảy ra sự việc như trên, chúng ta cần hiểu lý do tại sao bề mặt chống thấm Polyurethane lại dễ bị phồng rộp. Và cách xử trí như thế nào là tốt nhất?

Nguyên nhân phồng rộp bề mặt lớp sơn chống thấm Polyurethane sau khi thi công

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này là khí và hơi nước. Trong đó, khí ở phía dưới bị giãn nở do nhiệt thường không nhiều. Mà chủ yếu là do nước bốc hơi khi gặp nhiệt độ cao.

Đó là lý do vì sao khi trời nắng lên sẽ thấy hiện tượng phồng rộp này nhiều hơn.

Và lý do sâu xa gây ra sự cố này là thợ không kinh nghiệm. Có thể không biết sâu sắc về vật liệu và độ ẩm của bề mặt thi công. Do đó thi công không đúng điều kiện thích hợp.

Khi lớp dưới còn ẩm quá mức cho phép. Có thể không thấy bằng mắt vì nước ngấm ở các lớp sâu hơn. Khi trời nắng nóng nó sẽ đẩy lên rất mạnh làm hỏng bề mặt trên.

Do đó, thợ nên mua một chiếc máy đo độ ẩm bỏ túi.

Cách để tránh bị phồng rộp bề mặt lớp chống thấm sau khi thi công

Thứ nhất, chỉ nên thi công trực tiếp nên bề mặt bê tông. Chỉ cán hồ vữa trước, khi bề mặt là gạch. Khi có thêm lớp vữa sẽ rất khó đánh giá được độ ẩm ở lớp bê tông. Ngoài ra, lớp hồ vữa tích trữ lượng khí và ẩm nhiều hơn hẳn so với bê tông. Điều này là không tốt. Lớp vữa cũng gây hiện tượng mao dẫn. Gây phá hủy hệ thống công trình nếu có 1 điểm chống thấm bị thủng. Xem thêm tại: Vì sao chống thấm bề nước bị bong rộp?

Thứ hai, phải giám sát được độ ẩm bề mặt thi công chính xác. Sẽ thật tồi tệ nếu bạn không thể đánh giá được độ ẩm. Vì nó sẽ là nguyên nhân chính gây phồng rộp sau đó. Thông thường, độ ẩm phù hợp với các loại vật liệu như sau:

Cũng vì lẽ đó, chống thấm gốc xi măng 2 thành phần là an toàn hơn hẳn về mặt thi công. Nhưng nhược điểm của loại chống thấm này là tính đàn hồi kém hơn PU. Ngay cả khi bạn dùng chống thấm SikaTop Seal 109 hay TKA Masterseal Plus+ thì vẫn thua PU về đàn hồi. Và một nhược điểm nữa là chống thấm gốc xi măng không có dòng lộ thiên như PU. Mặc dù vậy, gốc xi măng luôn an toàn thi công, thân thiện, không độc, và giá rẻ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức liên quan
Đang chờ cập nhật