Quy trình sửa nhà cần biết
Tất cả các công trình đều bị ảnh hưởng ít nhiều của môi trường và các yếu tố khác, nhà ở cũng vậy. Những ngôi nhà được xây dựng đã lâu sẽ bị xuống cấp do hoạt động địa chất có ảnh hưởng ít nhiều tới nền móng của ngôi nhà khiến cho ngôi nhà không còn đảm bảo an toàn nữa. Mặt khác kiến trúc của ngôi nhà cũng không còn phù hợp với xu thế hiện tại vì vậy việc cải tạo, sửa chữa lại là điều cần thiết.
Quy trình sửa nhà cần biết
Tất cả các công trình đều bị ảnh hưởng ít nhiều của môi trường và các yếu tố khác, nhà ở cũng vậy. Những ngôi nhà được xây dựng đã lâu sẽ bị xuống cấp do hoạt động địa chất có ảnh hưởng ít nhiều tới nền móng của ngôi nhà khiến cho ngôi nhà không còn đảm bảo an toàn nữa. Mặt khác kiến trúc của ngôi nhà cũng không còn phù hợp với xu thế hiện tại vì vậy việc cải tạo, sửa chữa lại là điều cần thiết.
Kế hoạch sửa nhà
Các nguyên nhân khiến cho ngôi nhà xuống cấp
Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, các tuyến đường liên tục được tôn tạo và nâng cấp, hệ quả là mặt đường thì cao, nền nhà thì thấp. Như vậy nhà sẽ bị ngập úng mỗi khi trời mưa gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Quá trình sửa chữa, xây dựng lại của nhà bên cạnh vô tình tác động tới ngôi nhà lân cận khiến cho các ngôi nhà lân cận bị nứt tường, thấm hoặc bị lún..
Ngôi nhà được xây dựng bởi các thợ xây không chuyên nghiệp, thiết kế ngôi nhà không hợp lý như thiếu ánh sáng, thông gió không tốt, võng nước, thấm tường, không chống nóng….
Do khảo sát địa chất qua loa, cẩu thả khiến móng bị trôi gây lún nhà, nhà nghiêng, nứt tường,…
Quy trình cải tạo, sửa chữa nhà
Việc phá hủy và xây dựng mới một ngôi nhà đã xuống cấp rất tốn kém, giải pháp cải tạo lại ngôi nhà là biện pháp được ưu tiên bởi có thể tận dụng được toàn bộ phần nền móng, tường, sàn các tầng, tiết kiệm rất nhiều chi phí. Để giúp bạn có thể chủ động hơn trong việc cải tao ngôi nhà và tránh được những rủi ro có thể gặp phải, công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ Địa chất Việt Nam xin đưa ra các bước trình tự như sau: Lên kế hoạch sửa nhà, thi công, kiểm tra và nghiệm thu.
Trong đó kế hoạch sửa nhà gồm các bước sau:
Dự trù kinh phí
Kinh phi luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu dù mức độ là lớn hay nhỏ. Xác định được kinh phí các bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đàm phán với các nhà thầu.
Kinh phí trước khi sủa nhà
Việc sửa chữa khá tốn kém, vì vậy hãy liệt kê chính xác những phần bạn cần thay thế, cải tạo và chi phí cho nguyên vật liệu cần mua. Để tiện tính toán bạn có thể phân thành 2 loại chi phí:
Chi phí sửa chữa, thay mới: là khoản dùng để mua vật liệu, thiết bị cần thêm hoặc thay mới.
Chi phí sửa chữa xây dựng cơ bản: là phần phí cho việc dỡ bỏ, dịch chuyển, xây mới, thường tính theo m2. Bạn nên thống nhất với nhà thầu cách tính diện tích sửa chữa thực tế.
Thực tế cho tháy giá sửa nhà thường cao hơn giá xây nhà, vì vậy bạn nên dự trù thêm 10% -30% số tiền dự tính ban đầu.
Lập kế hoạch
Lên kế hoạch chi tiết với các phần bạn muốn sửa. Phần nào nên sửa trước, phần nào sửa sau, dự tính thời gian sửa chữa như thế nào. Bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để có được quyết định phù hợp nhất vì có thể có những phần bạn muốn sửa nhưng rất khó hoặc không thể sửa, những phần bạn không muốn sửa lại bắt buộc phải dỡ bỏ vì nó liên quan đến phần khác. Bạn cũng nên tìm hiểu các quy định về xây dựng của chính quyền địa phương, quan hệ với hàng xóm lân cận về những bất tiện khi xây dựng. Đồng thời tìm hiểu vật liệu phù hợp với công trình và phù hợp với dự toán kinh phí của bạn.
1. Chuẩn bị mặt bằng
- Nếu phần cần sửa chữa không lớn thì việc chuẩn bị mặt bằng khá đơn giản, bạn chỉ cần di chuyển đồ dùng ở khu cần sửa sang khu vực khác là được. Tuy nhiên với diện tích sửa chữa lớn, việc sửa chữa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn.
- Bạn cần di chuyển đồ đạc đồng thời phải lựa chọn chỗ ở tạm để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
- Với sàn nhà nếu không muốn sửa thì bạn nên che phủ để tránh vỡ hay trầy xước cho gạch lát nền.
- Tự chuẩn bị sẵn vật liệu xây dựng, nên tham khảo chứ không nên quá tin tưởng vào nhà thầu.
- Bạn cũng nên chuẩn bị vật dụng che chắn đảm bảo sự an toàn của công trình, đồng thời bạn nên thảo luận với nhà thầu thi công về chỗ nghỉ ngơi cho công nhân.
- Nguồn điện nước phục vụ trong quá trình sửa chữa cũng đáng được lưu ý, bạn nên dùng nước sạch, không dùng nước của ao, hồ,…
- Chọn người có kinh nghiệm để giám sát công trình, không nên chọn người do nhà thầu giới thiệu để đảm bảo tính khách quan. Người giám sát có các nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra, đốc thúc tiến độ và chất lượng thi công.
- Giám sát vật tư.
- Theo dõi, đảm bảo an toàn lao động
Giá thuê giám sát công trình vào khoảng 1,5 triệu đồng với công trình quy mô nhỏ, vào khoảng 2-3% giá trị công trình quy mô lớn hơn 500 triệu. Giá tùy theo quy mô từng công trình và có thể thảo luận với người giám sát.
2. Các công đoạn sửa chữa nhà chủ yếu
Tùy vào mục đích, quy mô của công trình mà có các công đoạn khác nhau. Tuy nhiên có thể tổng hợp thành 2 phần chính: phần xây dựng cơ bản và phần hoàn thiện.
- Xây dựng cơ bản gồm các công việc theo trình tự sau: Phá dỡ phần cần sửa, sửa nhà, lắp điện, nước.
- Phần hoàn thiện: sơn, lát gạch, đóng trần, lắp thiết bị điện nước, kiểm tra tổng thể mọi chi tiết, tổng vệ sinh.
3. Kiểm tra
Việc kiểm tra hay giám sát công trình phải được thực hiện song song với quá trình sửa chữa. Sau khi hoàn thành cũng cần phải kiểm tra tổng thể lại công trình đã đúng với bản thiết kế ban đầu chưa.
4. Nghiệm thu
- Nghiệm thu vật liệu, thiết bị
- Nghiệm thu từng công việc
- Nghiệm thu toàn bộ công trình
5. Hoàn công
Hồ sơ hoàn công gồm có:
- Giấy báo kiểm tra công trình theo mẫu
- Giấy phép sửa chữa nhà
- Bản vẽ hiện trạng hoàn công
- Bản hợp đồng thi công
Nếu có nhu cầu cần sửa sang lại ngôi nhà cũ của mình, hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đưa ra những phương án tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất.
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ 0917114365