A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ÁNH SÁNG TRONG TRIẾT LÝ TỐI GIẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Nói đến triết lý tối giản trong kiến trúc, có rất nhiều yếu tố cấu thành nên chúng. Về cơ bản bao gồm: màu sắc, ánh sáng, vật liệu và đồ nội thất. Riêng với ánh sáng trong triết lý tối giản có những đặc điểm gì? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau.

Nghệ thuật ánh sáng cấu thành kiến trúc

Với kiến trúc, ánh sáng là điều rất quan trọng. Với kiến trúc tối giản, ánh sáng còn quan trọng gấp nhiều lần hơn thế. Công trình chỉ có ý nghĩa khi chúng tận dụng được ánh sáng tự nhiên một cách tối ưu.

 Ánh sáng trong triết lý tối giản

Ánh sáng có vai trò rất quan trọng trong kiến trúc

Bởi vì cái riêng của kiến trúc tối giản so với những kiến trúc khác là hạn chế mọi thứ, chính vì vậy những công trình này rất cần hiệu ứng thị giác để lắp vào. Về mặt này chỉ có ánh sáng tự nhiên là đủ khả năng đáp ứng yêu cầu, chúng làm thay đổi cảm giác và cảm xúc của người ở một cách mới mẻ và tích cực.

Cụ thể trong thiết kế, ánh sáng có tác dụng nhấn mạnh phần chính, làm rõ bố cục, dẫn tuyến và tạo nên các khối sáng, bóng đúng ý đồ kiến trúc sư. Những hiệu ứng bóng đổ dễ dàng được khai thác bên các ô cửa, vách tường, mái nhà, vách kính, gác, kệ, rèm cửa, tán cây... Bất kỳ một khoảng trống nào cũng sẽ nhanh chóng trở nên có ý nghĩa nếu như được tính toán và nghiên cứu cẩn thận từ đầu. Tóm lại ánh sáng giúp diễn tả không gian và nhiều thành phần nội thất, là điều rất quan trọng của triết lý tối giản.

Vấn đề ánh sáng trong triết lý tối giản

Minimalism là thuật ngữ chỉ về sự tối giản trong nhiều lĩnh vực. Gốc rễ của chúng là đơn giản hóa mọi thứ, dẹp bỏ đi các vật vô nghĩa, tối ưu không gian chứa những gì thật sự cần thiết. Ngầm ý còn có thể hiểu đó là không gian mang tính thiền.

 triết lý ánh sáng trong thiết kế nhà tối giản

Ánh sáng trong kiến trúc tối giản không đóng vai trò chính nhưng tuyệt nhiên không thể thiếu

Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này ở những căn phòng người Nhật. Nhà ở của người Nhật đa phần là những căn phòng trần thấp, cửa giấy, tatami và trà đạo. Những thứ ấy khi tập hợp lại trở thành tinh túy và quan niệm sống của người Nhật. Trước đây họ tôn sùng bóng tối, điều này cho đến nay cũng không mấy thay đổi. Họ cho rằng, sắc tối có trong đồ sơn mài, đồ gốm, góc khuất... khi được gìn giữ lâu ngày sẽ mang tới giá trị lớn lao. Không gian “thiền” được nhắc đến ở trên cũng có 7 phần tương tự như vậy. Riêng ánh sáng lúc này chỉ đóng vai trò “phụ đạo”. Mặc dù không là chính nhưng tuyệt nhiên không thể thiếu. Vắng đi yếu tố này, công tình xây dựng tinh thần của một không gian tối giản sẽ lập tức mất đi.

Nói theo cách khác dễ hiểu hơn, ánh sáng trong triết lý tối giản chỉ cần là một “lượng” vừa đủ. Không nhiều quá, càng không được ít quá. Có thể khi sống người ở mới cảm giác được sự thoải mái, thư thái. Về mặt này, phần bóng đổ giữ vai trò gần như là then chốt. Đồng thời đây cũng là điểm mấu chốt tạo ra sự khác biệt của mỗi không gian, của người phương Tây và người phương Đông.

Đưa ánh sáng vào trong căn nhà tối giản phải đưa một cách gián tiếp. Chỉ được thông qua những khe hở, phản xạ, vách ngăn... Thứ ánh sáng không quá gắt như thế mới phù hợp với bố cục chung. Đặc biệt nơi giao nhau giữa tối và sáng phải là một điều gì đó thú vị. Sử dụng ánh sáng như thế mới đúng là phong cách ánh sáng trong triết lý tối giản.

Trên đây là những thông tin về ánh sáng trong triết lý tối giản. Mong rằng bài viết đã có thể giúp bạn hiểu hơn về yếu tố này, góp phần xây nên một căn nhà hoàn thiện như ý muốn. Chúc các bạn thành công!


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức liên quan
Đang chờ cập nhật